Bất cập về nhận thức và tư duy, đói vốn và công nghệ, hạn chế đầu tư nhà nước... là những nguyên nhân chính khiến công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt Nam yếu kém gần như không có.
Bộ Công thương đã thẳng thắn nhìn nhận như vậy trong Tờ trình Chính phủ Dự thảo Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ.
1) Bất cập về nhận thức và tư duy
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chiến lược phát triển công nghiệp được xây dựng trên khả năng cạnh tranh quốc tế.
Khả năng cạnh tranh quốc tế lại được xây dựng bằng nhiều yếu tố như chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, chi phí thời gian, chuyên môn hóa tiếp thị và dịch vụ hậu mãi. Nhân tố chi phí sản xuất, như đã nói ở chính là việc sẵn có sản phẩm CNHT ở trong nước.
Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thường được sản xuất với số lượng lớn nên giá thành hạ do tính kinh tế theo quy mô sản xuất. Đối với một số ngành, CNHT cung cấp tới 85-95% giá trị sản xuất công nghiệp.
Trong một thời gian dài, các doanh nghiệp Việt Nam đã quen với việc sản xuất tích hợp theo chiều dọc. Theo đó, mọi khâu của quá trình sản xuất sản phẩm đều được khép kín trong nội bộ doanh nghiêp, bất cứ doanh nghiệp cũng muốn có sản phẩm mang thương hiệu, trong khi khả năng cạnh tranh kém do cách tổ chức sản xuất.
Trên thực tế, có rất ít các sản phẩm công nghiệp Việt Nam có sức cạnh tranh và có thương hiệu quốc tế, chiếm lĩnh được thị trường trong và ngoài nước. Trình độ công nghiệp Việt Nam có thể sản xuất được nhiều sản phẩm công nghiệp.
Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập toàn cầu, khái niệm "sản xuất đươc" phải hiểu theo nghĩa là có khả năng trình độ công nghệ sản xuất được sản phẩm, đồng thời sản phẩm phải mang tính cạnh tranh và tồn tại được trên thị trường.
Nguyên nhân chính khiến sản phẩm công nghiệp có giá thành cao là phụ thuộc chủ yếu vào linh kiện và phụ tùng nhập khẩu.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế với nhiều hiệp định tự do sắp có hiệu lực hoàn toàn, sự cạnh tranh toàn cầu của các sản phẩm công nghiệp ngày càng gay gắt, phải thay đổi nhận thức của cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp về tầm quan trọng của CNHT, nếu không phát triển ngành CNHT sẽ không có ngành công nghiệp chế tạo.
2) Đầu tư của nhà nước còn hạn chế
Mặc dù nhận thức được vai trò quan trọng của CNHT đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng, nhưng sự đầu tư các nguồn lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ chưa tương xứng.
Các chủ trương mới mang tính chất động viên tuyên truyền, nhà nước chưa đầu tư đủ nguồn lực bao gồm ngân sách và nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ.
Sự quan tâm và đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ chưa tương xứng với vai trò đặc biệt quan trọng của nó.
Riêng ngành điện tử và dệt may da dày, năm 2013, giá trị nhập khẩu linh kiện và vật liệu khoảng 40,14 tỷ USD gấp 4,5 lần giá trị sản xuất công nghiệp ngành điện, 4 lần ngành dầu khí.
Tuy nhiên nếu xét về mặt cấu trúc kinh tế, 2 ngành này cũng chỉ là các yếu tố đầu vào của sản xuất công nghiệp, cũng như các yếu tố về cơ sở hạ tầng đất đai, nước, thông tin liên lạc và nguồn nhân lực.
Việc phát triển các ngành này, đảm bảo các yếu tố đầu vào, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế tạo phát triển.
Tuy nhiên, xét cho cùng đây chỉ là các yêu tố đầu vào phục vụ sản xuất, là điều kiện cần của sản xuất, đóng góp gián tiếp vào qua trình phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung.
Nhưng đóng góp vào GDP của các ngành công nghiệp chế tạo lại thấp trong so sánh tương quan với ngành điện và dầu khí, chưa tương xứng với giá trị sản xuất công nghiệp.
Nguyên nhân chủ yếu là các ngành công nghiệp chế tạo chủ yếu sử dụng linh kiện và phụ tùng là nhập khẩu.
Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ tham gia khâu lắp ráp là khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất trong cơ cấu chuỗi giá trị.
Các Tập đoàn đa quốc gia có xu hướng dịch chuyển các dự án lắp ráp vào các nước đang có nguồn nhân lực giá rẻ như Việt Nam.
Nếu Việt Nam không tận dụng cơ hội nhu cầu về sản phẩm CNHT của các dự án của một số tập đoàn đa quốc gia đã đầu tư để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, cải tiến chất lượng ngành công nghiệp và nền kinh tế, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình của Việt Nam là rất cao.
Hiện nay, các chính sách và đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ đang mang tính dàn trải, lồng ghép trong nhiều chính sách và chương trình khác nhau.
Có nhiều đầu mối cùng triển khai các hoạt động trợ giúp phát triển công nghiệp hỗ trợ nhưng sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng rất khó khăn và chưa thực sự nhịp nhàng ăn khớp.
Với nguồn lực ngân sách nhà nước còn eo hẹp, phần đầu tư cho ngành CNHT rất hạn chế. Các doanh nghiệp rất khó tiếp cận sự hỗ trợ của Nhà nước.
Để tạo sự phát triển đột phá của ngành CNHT, Nhà nước cần có sự đầu tư thích đáng cho ngành công nghiệp hỗ trợ, bao gồm cả các dự án đầu tư và sự hỗ trợ doanh nghiệp.
Đồng thời cần dành riêng nguồn lực đầu tư mạnh mẽ cho ngành CNHT, không lồng ghép với các chương trình khác.
Với đặc điểm các doanh nghiệp Việt nam có năng lực còn yếu, cần thiết phải thành lập Quĩ đầu tư CNHT riêng cho ngành CNHT Việt Nam
Hiện nay, điểm yếu cơ bản của ngành CNHT Việt Nam là chưa chủ động được vật liệu đầu vào cơ bản như sắt, thép chế tạo, nhựa, chất dẻo…
Trong đó, Việt Nam Việt Nam có lợi thế so sánh với nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú như các loại quặng kim loại và dầu mỏ.
Để tạo sự chủ động được vật liệu đầu vào của ngành CNHT, Nhà nước phải tham gia đầu tư các dự án chế biến sâu khoáng sản cơ bản.
Các dự án này mang tính chất thượng nguồn này thường có quy mô lớn, yêu cầu về vốn đầu tư rất lớn, thường là hàng tỷ USD các thành phần kinh tế khác không đủ năng lực để đầu tư.
3) Thiếu vốn và không có công nghệ
Một thực tế hiện nay, khoảng cách giữa khả năng các doanh nghiệp cung ứng nội địa với các doanh nghiệp nước ngoài hiện nay là rất lớn về yêu cầu chất lượng, giá bán cũng như thời gian giao hàng.
Nguyên nhân do các doanh nghiệp CNHT gặp rất nhiều khó khăn về vốn và công nghệ để có thể đầu tư trang thiết bị, mua chuyển giao công nghệ sản xuất phù hợp.
4) Chất lượng nguồn nhân lực thấp
Việt Nam có nhiều thuận lợi về nguồn nhân lực như nguồn lao động trẻ, dồi dào. Tuy nhiên đối với CNHT thì nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng chuyên môn mới là điều quyết định.
Nguyên nhân của việc thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành công nghiệp do nội dung đào tạo tại các trường kỹ thuật lạc hậu, không gắn với thực tiễn sản xuất.
Bên cạnh đó, sự mất cân đối trong phát triển kinh tế cũng tạo ra tâm lý lao động xã hội chỉ quan tâm đến các ngành thương mại và dịch vụ.
Về trung hạn, Việt Nam sẽ tiếp nhận chuyển giao công nghệ, thay cho việc nghiên cứu, phát hiện công nghệ, trong việc gia công, sản xuất các chi tiết quan trọng thay cho việc nhập khẩu từ nước ngoài.
Nhưng để tiếp thu tốt các kỹ năng, kỹ thuật và công nghệ thì yêu cầu cấp bách phải có nguồn nhân lực có chất lượng cao.
5) Các khóa học và môn học tại trường đại học về CNHT hầu như là không đề cập. Cho nên CNHT gần như là sao chép các công ty Trung Quốc, Đài Loan... hay mang tính chất tự phát "nghề dạy nghề"
6) Môi trường kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế Việt Nam trong thời gian dài vừa qua chưa tạo đủ điều kiện thuận lợi để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng.
Một số lĩnh vực đem lại tỷ suất lợi nhuận cao như bất động sản, chứng khoán đã làm nguồn lực xã hội đầu tư vào sản xuất công nghiệp hạn chế.
Bên cạnh đó, việc khởi tạo doanh nghiệp công nghiệp chế tạo khó khăn và nhiều rủi ro hơn nhiều việc thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Đồng thời việc thu hồi vốn chậm, tỷ suất lợi nhuận thấp do lãi suất tín dụng cao.
7) Sự liên kết kém:
giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với nhau và với các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp còn yếu kém, thiếu sự phối hợp liên kết giữa nhà lắp ráp với các nhà sản xuất hỗ trợ, giữa các nhà sản xuất CNHT với nhau, giữa các doanh nghiệp FDI và nội địa.
Sự liên kết này cần phải có sự hỗ trợ và tác động của nhà nước và môi trường kinh doanh tốt để tạo được niềm tin.
Theo Vũ Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét