Kim ngạch nhập khẩu linh phụ kiện phục vụ các ngành công nghiệp sản xuất trong nước (ước tính năm 2014)
Dự kiến kim ngạch nhập khẩu các ngành điện - điện tử, dệt may - da dày, thép, cơ khí chế tạo trên có thể lên tới khoảng gần 70 tỷ USD.
Việt Nam mất vài chục tỷ USD mỗi năm do
phải nhập khẩu các sản phẩm linh phụ kiện phục vụ các ngành công nghiệp
sản xuất. Trong khi đó, phần lớn doanh nghiệp trong nước vẫn tiếp tục
chịu cảnh quay quắt vì đói vốn.
Chỉ vì công nghiệp hỗ trợ yếu kém, hàng năm một nguồn ngoại tệ khổng lồ lên tới vài chục tỷ USD vẫn tiếp tục chảy ra nước ngoài.
Trong khi đó, ngược lạicác doanh nghiệp trong nước vẫn tiếp tục chịu cảnh quay quắt vìđói vốn.
Hiện
nay, dung lượng thị trường một số ngành đã đủ lớn để tập trung phát
triển ngành cung ứng linh kiện và phụ tùng, đặc biệt ngành điện - điện
tử, cơ khí chế tạo tập trung ở một số tập đoàn đa quốc gia như Samsung,
LG, Nokia… và các công trình công nghiệp nặng, năng lượng.
Báo
cáo của Bộ Công thương trong Tờ trình Chính phủ Dự thảo Nghị định phát
triển công nghiệp hỗ trợ cho biết, theo tính toán của bộ này, trong
những năm tới đây, nhu cầu về vật liệu, linh phụ kiện và phụ tùng sẽ
tiếp tục tăng.
Dự kiến kim ngạch nhập khẩu các ngành
điện - điện tử, dệt may - da dày, thép, cơ khí chế tạo trên có thể lên
tới khoảng gần 70 tỷ USD.
Trong khi đó, giá trị sản
xuất công nghiệp của thành phần kinh tế nhà nước chỉ đạt 40 tỷ USD vào
năm 2014, nhỏ hơn nhiều giá trị nhập khẩu linh phụ kiện một số ngành chủ
yếu trên, khoảng 53,2 tỷ USD.
Kim ngạch nhập khẩu linh kiện và vật liệu khoảng 40,14 tỷ USD gấp 6 lần giá trịsản xuất công nghiệpngành điện, bằng 5 lần sản xuất công nghiệp ngành dầu khí.
Điều
đó cho thấy quy mô và tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ
là rất lớn. Tuy nhiên, đóng góp vào GDP của các ngành công nghiệp chế
tạo lại thấp trong so sánh tương quan với ngành điện và dầu khí, chưa
tương xứng với giá trị sản xuất công nghiệp.
Nguyên nhân chủ yếu là các ngành công nghiệp chế tạo chủ yếu sử dụng linh kiện và phụ tùng là nhập khẩu.
Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ tham gia khâu lắp ráp là khâu tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất trong cơ cấu chuỗi giá trị.
Các tập đoàn đa quốc gia có xu hướng dịch chuyển các dự án lắp ráp vào các nước đang có nguồn nhân lực giá rẻ như Việt Nam.
Nhu
cầu về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của các dự án của một số tập đoàn đa
quốc gia đã đầu tư ở Việt Nam đã đủ điều kiện để phát triển ngành công
nghiệp hỗ trợ, cải tiến chất lượng ngành công nghiệp và nền kinh tế.
Vì
vậy, ngành công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò cực kỳ quan trọng và cấp
thiết phải phát triển nhằm nâng cao độc lập tự chủ của đất nước trong
điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
Hiện nay, các chính sách và
đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ đang mang tính dàn trải, lồng ghép trong
nhiều chính sách và chương trình khác nhau.
Với nguồn lực ngân
sách nhà nước còn eo hẹp, phần đầu tư cho ngành công nghiệp hỗ trợ rất
hạn chế. Các doanh nghiệp rất khó tiếp cận sự hỗ trợ của Nhà nước.
Để
tạo sự phát triển đột phá của ngành công nghiệp hỗ trợ, nhà nước cần có
sự đầu tư thích đáng cho ngành công nghiệp hỗ trợ, bao gồm cả các dự án
đầu tư và sự hỗ trợ doanh nghiệp.
Đồng thời cần dành riêng nguồn lực đầu tư mạnh mẽ cho ngành công nghiệp hỗ trợ, không lồng ghép với các chương trình khác.
Với
đặc điểm các doanh nghiệp Việt Nam có năng lực còn yếu, cần thiết phải
thành lập Quỹ đầu tư công nghiệp hỗ trợ riêng cho ngành công nghiệp hỗ
trợ Việt Nam.
Hiện nay, điểm yếu cơ bản của ngành công nghiệp hỗ
trợ Việt Nam là chưa chủ động được vật liệu đầu vào cơ bản như sắt, thép
chế tạo, nhựa, chất dẻo…
Trong đó, Việt Nam có lợi thế so sánh với nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú như quặng kim loại và dầu mỏ.
Để tạo sự chủ động được vật liệu đầu vào của ngành công nghiệp hỗ trợ, nhà nước phải tham gia đầu tư các dự án này.
Các dự án mang tính chất thượng nguồn này thường có quy mô rất lớn, các thành phần kinh tế khác không đủ năng lực để đầu tư.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét