- Product code:
- Product name: pat 2x15x15mm
- Manufacturer: dong hung
- Product specification: 2 holes, 2x15x15mm
- Packaging specification: 100/pack
- Material: stell
- Colours:
- Weight: 5g/pcs
- The warranty period: 12 months
- Price : 0.019$/pcs
Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014
pat 2x15x15mm
Ke góc vuông 2x15x15
- Mã sản phẩm:
- Tên sản phẩm: Ke góc vuông ( pas góc vuông), 2 lỗ, 2x15x15mm
- Nhà sản xuất: đông hưng
- Qui cách sản phẩm: 2 lỗ, 2x15x15mm
- Qui cách đóng gói: 100 cái/bọc
- Nguyên liệu chính: sắt
- Màu sắc: 7 màu
- Trọng lương: 5g/cái
- Thời gian bảo hành: 12 tháng
- Giá: 500đ/cái
Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014
Circle coated abrasive 5"x180#
- Product code:
- Product name: cirle coated abrasive 5" x 180#
- Manufacturer: dong hung
- Product specification:
- Packaging specification: 100/pack
- Material: coat
- Colours: white
- Weight: 7g/pcs
- The warranty period: 12 months
Nhám tròn vải lông 5", cát 180
- Mã sản phẩm:
- Tên sản phẩm: Nhám tròn vải lông JB5, 5 inch, cát 180
- Nhà sản xuất: đông hưng
- Qui cách sản phẩm: 5" ~ 127mm
- Qui cách đóng gói: 100 cái/bọc
- Nguyên liệu: vải
- Màu sắc: trắng
- Trọng lương: 7g/cái
- Thời gian bảo hành: 12 tháng.
- Giá: 2.000đ/cái
Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014
2,000 m2 wood factory Thai Thanh Nhan in Binh Chanh fire for 4 hours
Early morning of 27/10, after the explosion, fire erupted violently in factories manufacturing company specializing in interior decorations at Phong Phu Commune (Binh Chanh district, Ho Chi Minh City) and lasted for more than 6 hours.
The entire factory collapsed after a fire. Photo: An Nhon
1:30 am 28/8 date, staff Import and Export Co., Ltd. Thanh Nhan Thai was awakened by multiple explosions coming from the wood cutting area. In minutes, the column of black smoke and fire cover. The workers and people living around the property relocation panic out.
2:30 am, a fire broke out at a warehouse of Import and Export Co., Ltd. Thai Thanh Nhan. Protecting people conversion shouted fire, but the fire was too big accompanied by black smoke Source ngụt cover in place should the fire failed.
More than a dozen fire trucks and hundreds of police speedy rescue scene. Because the material is fire wood and paint to the fire difficult. Widespread fires threatening production company next cone. Police fire isolated to the fire.
9am this morning, the fire was extinguished, but the fire still smoldering. Firefighters still live architecture, sprinkler efforts to prevent fire flare up again. Hundreds of workers porters in the warehouse of finished products have not burned out.
the fire burned more finished products and machinery of the company. Photo: An Nhon.
The whole factory covers approximately 2,000 m2 collapsed, many of the furnishing and equipment burned. The house is 2 storey corporate headquarters was scorched. Currently not determine the cause and damage.
Police fire extinguishing fires struggle lasted for several hours in the wood shop. Photo: An Nhon
More than 100 police fire 16 fire engines and fire access. Due factory rich wood, painted fire flared up quickly. Firefighters brought tornadoes to hit the wall in spray torrential all night, not for the fire to spread to the company and the people next door.
By 5:30, after 4 hours wrestling with "Ms. fire," the fire under control gradually. The incident did not cause damage to people, but has burned nearly 1,000 m2 factory. Many goods, setting fire to ashes, the roof collapsed. The cause may be due to electrical short behind the factory.
Factory company collapsed and burned. Photo: An Nhon
Company business furniture by master Nguyen Thanh Nhan. In 2012, the company was also wood fire burned much of the interior decoration and machinery, the entire width of 2,000 m2 factory collapsed.
An Nhon
2.000 m2 xưởng gỗ Thái Thành Nhân tại Bình Chánh cháy suốt 4 giờ
Rạng sáng 27/10, sau tiếng nổ, đám cháy bùng lên dữ dội tại nhà xưởng công ty chuyên sản xuất đồ trang trí nội thất ở xã Phong Phú (huyện Bình Chánh, TP HCM) và kéo dài hơn 6 giờ.
Toàn bộ nhà xưởng bị sập đổ sau hỏa hoạn. Ảnh: An Nhơn. |
1h30 ngày 28/8, nhân viên Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thái Thành Nhân bị đánh thức bởi nhiều tiếng nổ phát ra từ khu vực cắt gỗ. Trong phút chốc, cột khói đen và lửa bao trùm. Các công nhân và người dân sống xung quanh hoảng hốt di dời tài sản ra ngoài.
2h30 sáng, đám cháy bùng lên tại nhà kho của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thái Thành Nhân. Bảo vệ đã hô hoán mọi người chữa cháy, song do lửa quá to kèm khói đen ngùn ngụt bao trùm nên việc dập lửa tại chỗ bất thành.
Hơn chục xe cứu hỏa cùng hàng trăm cảnh sát nhanh chóng có mặt hiện trường ứng cứu. Do nguyên vật liệu trong đám cháy là gỗ và sơn nên việc chữa lửa gặp nhiều khó khăn. Đám cháy ngày càng lan rộng đe dọa công ty sản xuất nón bên cạnh. Cảnh sát cứu hỏa phải cô lập đám cháy.
9h sáng nay, đám cháy đã được dập tắt nhưng ngọn lửa vẫn âm ỉ. Lính cứu hỏa vẫn trúc trực, nỗ lực phun nước để đề phòng lửa bùng phát trở lại. Hàng trăm công nhân khuân vác các thành phẩm trong nhà kho chưa bị cháy ra ngoài.
Đám cháy thiêu rụi nhiều thành phẩm và máy móc của công ty. Ảnh: An Nhơn. |
Toàn bộ nhà xưởng rộng gần 2.000 m2 bị sập đổ, nhiều thành phẩm trang trí nội thất và máy móc bị thiêu rụi. Căn nhà 2 tầng là trụ sở công ty cũng bị cháy xém. Hiện chưa xác định nguyên nhân và thiệt hại.
Cảnh sát cứu hỏa chiến đấu nhiều giờ với "giặc lửa". Ảnh: An Nhơn.
|
Hơn 100 cảnh sát chữa cháy cùng 16 xe cứu hỏa tiếp cận đám cháy. Do nhà xưởng chứa nhiều gỗ, sơn nên đám cháy bùng lên nhanh. Lính cứu hỏa phải đập tường đưa vòi rồng vào phun nước xối xả suốt đêm, không cho lửa lan sang những công ty và nhà dân bên cạnh.
Đến 5h30, sau 4 tiếng vật lộn với "bà hỏa", đám cháy dần được khống chế. Vụ việc không gây thiệt hại về người, song đã thiêu rụi gần 1.000 m2 nhà xưởng. Nhiều hàng hóa, thiết bị cháy thành tro, mái nhà đổ sập. Nguyên nhân có thể do chập điện phía sau nhà xưởng.
Nhà xưởng công ty bị sập đổ, cháy rụi. Ảnh: An Nhơn.
|
Công ty kinh doanh đồ gỗ này do ông Nguyễn Thành Nhân làm chủ. Năm 2012, công ty gỗ này cũng bị hỏa hoạn thiêu rụi nhiều thành phẩm trang trí nội thất và máy móc, toàn bộ nhà xưởng rộng gần 2.000 m2 đổ sập.
An Nhơn
Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014
Circle coated abrasive 5"x240#
- Product code:
- Product name: cirle coated abrasive 5" x 240#
- Manufacturer: dong hung
- Product specification:
- Packaging specification: 100/pack
- Material: coat
- Colours: white
- Weight: 7g/pcs
- The warranty period: 12 months
- Price: 0,95$/pcs
Nhám tròn lông 5", cát 240
- Mã sản phẩm:
- Tên sản phẩm: Nhám tròn vải lông JB5, 5 inch, cát 240
- Nhà sản xuất: đông hưng
- Qui cách sản phẩm: 5" ~ 127mm
- Qui cách đóng gói: 100 cái/bọc
- Nguyên liệu: vải
- Màu sắc: trắng
- Trọng lương: 7g/cái
- Thời gian bảo hành: 12 tháng.
- Giá: 2.000đ/cái
CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH BẢO TRÌ HỆ THỐNG THIẾT BỊ MÁY MÓC
1. Mục đích:
Thủ tục này quy định lập kế hoạch và kiểm tra việc bảo trì thiết bị, máy móc trong quá trình thực hiện qui trình công nghệ sản xuất. Việc bảo trì nhằm hạn chế, phòng ngừa những sự cố rủi ro do máy móc thiết bị gây nên làm ảnh hưởng đến kế hoạch và tiến độ sản xuất và gây tác động đến môi trường.
2. Phạm vi:
Áp dụng cho mọi hoạt động của các bộ phận sử dụng thiết bị máy móc có ảnh hưởng đến hệ thống quản lý chất lượng và môi trường trong Công ty.
3. Định nghĩa:
- Bảo trì thiết bị máy móc: Hành động được tiến hành theo định kỳ bằng các phương tiện để đảm bảo sự vận hành các thiết bị máy móc được liên tục.
- Các thuật ngữ sử dụng trong thủ tục này phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO 14001: 1996
- Các từ viết tắt TBMM: Thiết bị máy móc:
4. Nội dung:
Người thực hiện Quy trình Tài liệu – Biểu mẩu
- Yêu cầu BTTB
- Lập DM thiết bị
- Lập kế hoạch khảo sát
- Tiến hành khảo sát
- Lập lịch kế hoạch bảo trì
- Dự trù vật tư
- Thực hiện
- Cập nhật hồ sơ
- Lưu HS
- Tổ trưởng bảo trì
- Trưởng bộ phận cấp trên
- Tổ trưởng bảo trì
- Bộ phận bảo trì
- Tổ trưởng bảo trì
- Trưởng bộ phận cấp trên
- Tổ trưởng bảo trì
- Trưởng bộ phận cấp trên
- Tổng Giám đốc
- Nhân viên bảo trì
- Bộ phận bảo trì
- Bộ phận có nhu cầu bảo trì
- Tổ trưởng bảo trì
- Bộ phận bảo trì
- Danh mục thiết bị máy móc
- Bảng kế hoạch khảo sát
- Hướng dẫn công việc bảo trì
- Lịch bảo trì
- Bảng dự trù
- Thủ tục kiểm sốt hồ sơ
- Thuyết minh Nội dung:
5. Nhu cầu bảo trì thiết bị:
Do việc bảo trì thiết bị máy móc rất quan trọng trong quá trình thực hiện qui trình công nghệ sản xuất, nên nhu cầu bảo trì được đặt ra nhằm hạn chế, phòng ngừa những sự cố rủi ro do máy móc thiết bị gây nên làm ảnh hưởng đến kế hoạch và tiến độ sản xuất.
6. Lập Danh mục:
Tất cả các thiết bị máy móc hiện đang sử dụng phù hợp đối với các yêu cầu sản xuất, Bộ phận sửa chữa bảo trì phối hợp cùng Trưởng bộ phận sử dụng lập danh mục từng loại thiết bị riêng biệt để theo dõi và để chuẩn bị thay thế hoặc sửa chữa, trình Trưởng phòng kỹ thuật phê duyệt.
7. Lập kế hoạch khảo sát:
Căn cứ những máy móc thiết bị đang sử dụng, và tùy theo tính năng và công năng của thiết bị chuyên dùng, Bộ phận bảo trì sẽ lên kế hoạch khảo sát, từ đó xác định loại máy móc nào phục vụ cho yêu cầu sản phẩm thiết thực và đưa ra qui định thời gian bảo dưỡng định kỳ hoặc thường xuyên tùy vào mức độ sử dụng hàng ngày.
8. Tiến hành khảo sát:
Căn cứ vào kế hoạch khảo sát, Bộ phận bảo trì sẽ tiến hành khảo sát thực tế những máy móc thiết bị và ghi nhận rõ:
Thời gian đã sử dụng;
Thời gian bảo trì trước đó;
Tình trạng hư hỏng trước đó;
Hiện trạng của máy móc thiết bị;
Cần sửa chữa hay thay thế hoặc bảo dưỡng.
9.Lập lịch kế hoạch bảo trì:
- Sau khi khảo sát và giám định, bộ phận bảo trì xem xét thời gian sử dụng của từng loại máy nào phục vụ nhiều hay ít mà tiến hành lập lịch bảo trì cụ thể cho từng loại TBMM.
- Sau khi đã xác định công dụng và tính chất quan trọng thời gian phục vụ trong sản xuất, bộ phận bảo trì lên kế hoạch bảo trì hay sửa chữa của từng loại TBMM theo qui định của nhà thiết kế.
10. Dự trù vật tư:
Khi đã lập kế hoạch bảo dưỡng hay sửa chữa, bộ phận bảo trì kiểm tra xác định nguyên nhân dẫn đến hư hỏng của thiết bị, lập bảng đề nghị dự trù vật tư để cung cấp các phụ kiện của loại thiết bị cần sửa chữa với thời gian cần cung cấp. Song song có sự giám sát và kiểm tra của trưởng bộ phận nơi sử dụng TBMM.
11. Thực hiện:
Khi đã lên dự trù vật tư và được cung cấp, Bộ phận bảo trì tiến hành sửa chữa dựa trên bảng kế hoạch được lập và duyệt sửa chữa. Khi đã bảo trì xong, Bộ phận bảo trì phối hợp với Trưởng bộ phận sử dụng lập biên bản nghiệm thu và đánh giá chất lượng của TBMM đuợc đưa vào vận hành, trong đó phải ghi nhận cụ thể về tình trạng máy móc đã được thay thế.
12. Cập nhật hồ sơ:
Khi sửa chữa bảo trì xong, bộ phận bảo trì lập hồ sơ của từng loại máy móc nào sửa chữa những phụ kiện gì và trong thời gian sử dụng bao lâu đồng thờiø lập bản lý lịch của từng loại máy móc đó và đưa vào lưu trữ: tài liệu tham khảo, sổ tay chất lượng và môi trường.
Lưu ý:
- Các chi tiết và chất thải ra do quá trình bảo trì phải phân loại và để đúng chỗ theo qui định, không được đốt hay vứt bừa bãi:
o Giẻ dính dầu mỡ: Bỏ vào thùng chứa riêng chờ hủy
o Khi sửa chữa tránh để dầu mỡ chảy ra sàn, sử dụng giẻ lau sạch các vết dầu loang
o Chi tiết máy hỏng: Bỏ vào thùng chứa chờ xử lý
o Dầu mỡ thay ra: Bỏ vào thùng chứa dầu thải
o Sản phẩm lỗi hay hư hỏng: Bỏ vào thùng chờ xử lý
Thẻ bảo trì thiết bị (Biểu mẫu mã số: 0074)
Các sự cố thường gặp, cách sử lý (Biểu mẫu mã số: 0075)
Danh mục thiết bị (Biểu mẫu mã số: 0076)
Lịch bảo trì TBMM (Biểu mẫu mã số: 0078)
Phiếu lý lịch máy (Biểu mẫu mã số: 0080)
Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014
Circle coated abrasive 5"x120#
- Product code:
- Product name: cirle coated abrasive 5" x 120#
- Manufacturer: dong hung
- Product specification:
- Packaging specification: 100/pack
- Material: coat
- Colours: white
- Weight: 7g/pcs
- The warranty period: 12 month
- Price: 0,95$/pcs
Nhám tròn vải lông 5", cát 120
- Mã sản phẩm:
- Tên sản phẩm: Nhám tròn vải lông JB5, 5 inch, cát 120
- Nhà sản xuất: đông hưng
- Qui cách sản phẩm: 5" ~ 127mm
- Qui cách đóng gói: 100 cái/bọc
- Nguyên liệu: vải
- Màu sắc: trắng
- Trọng lương: 7g/cái
- Thời gian bảo hành: 12 tháng.
- Giá: 2.000đ/cái
Circle coated abrasive 5"x100#
- Product code:
- Product name: cirle coated abrasive 5" x 100#
- Manufacturer: dong hung
- Product specification:
- Packaging specification: 100/pack
- Material: coat
- Colours: white
- Weight: 7g/pcs
- The warranty period: 12 month
- Price: 0,95$/pcs
Nhám tròn vải lông 5", cát 100
- Mã sản phẩm:
- Tên sản phẩm: Nhám tròn vải lông JB5, 5 inch, cát 100
- Nhà sản xuất: đông hưng
- Qui cách sản phẩm: 5" ~ 127mm
- Qui cách đóng gói: 100 cái/bọc
- Nguyên liệu: vải
- Màu sắc: trắng
- Trọng lương: 7g/cái
- Thời gian bảo hành: 12 tháng.
- Giá: 2.000đ/cái
Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014
Nhám tròn vải lông 5", cát 150
- Mã sản phẩm:
- Tên sản phẩm: Nhám tròn vải lông JB5, 5 inch, cát 150
- Nhà sản xuất: đông hưng
- Qui cách sản phẩm: 5" ~ 127mm
- Qui cách đóng gói: 100 cái/bọc
- Nguyên liệu chính: sắt
- Màu sắc: trắng
- Trọng lương: 7g/cái
- Thời gian bảo hành: 12 tháng.
- Giá: 2.000đ/cái
Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014
Vít lục giác 6x60x13mm
- Mã sản phẩm:
- Tên sản phẩm: vít lục giác bốn, đường kính 6 x 60mm, đầu 13
- Nhà sản xuất: đông hưng
- Qui cách sản phẩm: 6x60x13mm
- Qui cách đóng gói:
- Nguyên liệu chính: sắt
- Màu sắc: bảy màu
- Trọng lương: 10g
- Thời gian bảo hành: 12 tháng.
Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014
Rừng bị 'giết' trước mắt kiểm lâm
Việc lâm tặc chặt phá rừng phòng hộ tại thôn Cụt Ạc, xã Xuân Chinh (huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) diễn ra công khai, nhưng cơ quan chức năng không hề hay biết. Thậm chí, theo nguồn tin của VietNamNet, vụ việc đang có dấu hiệu có sự “tiếp tay” của chính quyền xã và kiểm lâm?
Chủ tịch xã “cấp phép” phá rừng
Để hiểu rõ hơn “công đoạn” khai thác gỗ và thủ tục “vượt mặt” kiểm lâm, phóng viên VietNamNet đã phải ở lại thôn Cụt Ạc suốt mấy ngày trời mới tìm ra chân tướng sự việc.
Được biết, số gỗ này là do người dân bản địa vào rừng lấy về bán lại cho đầu nậu. Một người dân vừa đi chặt gỗ về cho biết, suốt cả tháng qua họ ngày nào cũng vào rừng chặt gỗ về bán.
Một người đi chặt, người khác cũng theo và cuối cùng là “một đội quân” lâm tặc hùng mạnh xới tung cả khu rừng phòng hộ.
Trong khi dư luận cả nước chưa hết bàn tán vụ kiểm lâm Thanh Hóa bị bắt vì nhận hối lộ 100 triệu thì vụ rừng phòng hộ Cụt Ạc bị tàn phá đăng trên VietNamNet cũng khiến dư luận đặt ra nhiều nghi vấn. |
Người dân Cụt Ạc nói, họ được một đầu nậu thuê vào rừng chặt cây bán với giá mỗi khúc gỗ từ 70.000đ đến 120.000 đồng, tùy vào đường kính. Nguyên nhân cũng là do người dân nơi đây nghèo khó, ruộng nương ít không đủ sống. Bên cạnh đó, họ không có một nguồn thu nhập phụ nào, nên khi nói chặt gỗ có tiền là đều “xung phong”.
"Ở đây nhận thức người dân kém lắm, rừng phòng hộ nhưng khi được nhà nước giao bảo vệ rừng thì họ cứ nghĩ rằng đó là vườn nhà mình, vì thế họ thích làm gì thì làm”, một người dân cho biết.
Để hợp thức hóa việc chặt gỗ, đầu nậu xúi giục người dân làm đơn lên xã xin được khai thác với nội dung xin một số cây về giải quyết việc gia đình. Khi được sự đồng ý của xã, lâm tặc vịn vào cớ này tha hồ chặt hạ.
Ông Cầm Bá Nhang, Chủ tịch UBND xã Xuân Chinh gặp chúng tôi còn khoe “thành tích” hơn 1 tháng nay, đã ký cho 4 hộ khai thác gỗ.
Ảnh rừng phòng hộ Cụt Ạc bị tàn phá |
Ông còn bảo, rừng bị chặt là do lâm tặc lợi dụng vào việc ông cho các hộ dân khai thác. Lâm tặc không khai thác đúng cây, đúng vị trí mà khai thác tràn lan, chính quyền không kiểm soát được mới sinh ra phá rừng!?
Ông Nhang còn nói rất rõ quy trình cấp phép khai thác cho người dân. Cụ thể, người dân làm đơn lên xin, xã xác nhận, sau đó đầu nậu phối hợp với người dân đưa hồ sơ lên huyện.
Quy trình ở trên thế nào thì xã không biết, chỉ biết rằng sau khi có chữ ký của xã là họ tiến hành khai thác.
Trao đổi với chúng tôi, bà Lê Thị Hường, Phó chủ tịch UBND huyện Thường Xuân phụ trách nông nghiệp cho biết, về nguyên tắc xã chỉ được ký cho người dân khai thác rừng vườn (rừng trồng). Còn ở đây là rừng phòng hộ, nếu tận thu, tận dụng phải lập bảng kê và được sự đồng ý của huyện?!
Còn nếu khai thác chính phải có phương án điều chế rừng. Như vậy xã ký quyết định cho người dân khai thác là sai hoàn toàn!
Bà Hường cho biết thêm: “Ngoài rừng trồng ra, tất cả rừng nào muốn khai thác, chặt cây phải có chữ ký của tôi. Tôi khẳng định từ tết ra đến nay tôi chưa hề ký một quyết định nào cho xã Xuân Chinh nói chung và thôn Cụt Ạc nói riêng về vấn đề khai thác gỗ”.
Kiểm lâm ở đâu?
Theo bà Hường, khi đã có hồ sơ xin khai thác gỗ thì theo quy trình phải được cán bộ chuyên môn, kiểm lâm huyện đi khảo sát, xác nhận vị trí, số cây, sau đó đóng búa rồi về huyện mới dựa trên đó để ký xác nhận cho phép khai thác hay không.
Như lời bà Hường nói thì cán bộ trạm kiểm lâm Bù Đồn đang có vấn đề? Sở dĩ, chúng tôi nói như vậy là vì theo như ông Cầm Bá Nhang, Chủ tịch UBND xã Xuân Chinh bảo mỗi lần ông ký quyết định cho các hộ dân lên khai thác thì đều có kiểm lâm địa bàn và cán bộ xã đi xác định vị trí, số cây.
Ông Nhang, Chủ tịch xã Xuân Chính cho biết, chính ông đã ký chấp thuận cho 4 hộ dân khai thác gỗ. |
Chính vì vậy mà trong số 4 hộ ông Nhang ký cho khai thác có một hộ sau khi lên kiểm tra không đủ tiêu chuẩn nên xã và kiểm lâm không cho khai thác.
Điều đáng nói, trạm kiểm lâm làm gì khi người dân thông báo có xe gỗ đi qua? Và việc chặt phá rừng diễn ra công khai cả tháng nay mà kiểm lâm không hề hay biết?
Người dân thôn Cụt Ạc cho biết, trung bình một tuần có vài lượt xe ô tô vào bốc gỗ, họ đã thông báo cho kiểm lâm, nhưng chẳng thấy ai vào kiểm tra hay bắt giữ.
Mang thông tin này trao đổi, ông Nguyễn Thanh Luyện, Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Bù Đồn cho biết, hơn một tháng trở lại đây trạm chưa bắt được xe chở gỗ nào. Cũng có lần người dân báo, cán bộ trạm xuống bắt giữ nhưng khi kiểm tra thì số gỗ đó lại có nguồn gốc xuất xứ, hồ sơ do người dân xin khai thác!?
Câu hỏi đặt ra, cán bộ kiểm lâm đã kiểm tra gì? Tại sao lại không hề hay biết giấy phép đó có hợp lệ hay không? Chủng loại gỗ có được chặt phá theo đúng quy định của pháp luật?
Hơn nữa, việc phá rừng hơn một tháng qua, hàng chục xe gỗ đã được “tuồn” ra ngoài chỉ cách trạm chưa đầy 8km mà kiểm lâm không hề hay biết, hay đã có sự tiếp tay?
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Lê Anh
Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014
Ngành gỗ thua ngay tại thị trường nội địa
Xuất khẩu đứng đầu thế giới, nhưng ngành gỗ Việt Nam lại đang thua đau ở thị trường nội địa.
Khảo sát nhiều phố nội thất ở Hà Nội, không dễ để tìm được những sản phẩm “made in Việt Nam”, mà đa phần là hàng Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Malaysia… Tại Melinh Plaza, một trong những siêu thị nội thất lớn tại Hà Nội, có tới 80 - 90% sản phẩm nội thất được bày bán là hàng ngoại nhập, từ bàn ăn, bàn làm việc, ghế sofa, giường ngủ, bàn ghế văn phòng….
Nhân viên tư vấn của siêu thị cho hay, trong nước cũng có nhiều sản phẩm nội thất có chất lượng tốt của Xuân Hòa, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai… Tuy nhiên, sản phẩm trong nước thường không đa dạng mẫu mã, hình thức cũng không đẹp bằng hàng nhập khẩu, trong khi giá cả còn đắt hơn, nên nguời tiêu dùng không ưa chuộng.
Đã đến lúc doanh nghiệp ngành gỗ cần đánh giá đúng tầm quan trọng của thị trường nội địa. Ảnh: Đầu tư
|
Theo Hiệp hội Chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam, Việt Nam nằm trong 6 nước xuất khẩu gỗ hàng đầu thế giới. Các doanh nghiệp tự hào bởi gỗ là một trong những mặt hàng nông lâm sản không bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, chinh phục được nhiều thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản… Tuy nhiên, trong khi mải mê “đem chiêng đi đánh xứ người”, họ lại để trống thị trường nội địa cho doanh nghiệp nước ngoài thỏa sức tung hoành.
Tại Hội thảo nâng cao năng lực cung cấp thông tin về FLECT - VPA, bà Nguyễn Tường Vân, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chỉ ra một thực tế đáng quan ngại: “Hiện nay, thị trường gỗ nội địa đang bị bỏ trống cho các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan… Rất nhiều công sở, ngay cả phòng họp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng toàn hàng Đài Loan, Trung Quốc. Đây là điều đáng xấu hổ cho một quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu gỗ”.
Đồng tình với ý kiến này, ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương) cũng cho biết, trên 80% thị phần đồ gỗ, nội thất trong nước là của các công ty đa quốc gia, công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Thị trường gỗ trong nước đang bị lấn át bởi sản phẩm nhập khẩu hay được sản xuất theo mẫu mã nhập từ nước ngoài.
Lý giải thực tế trên, bà Vân cho rằng, dù xuất khẩu gỗ hàng đầu thế giới, nhưng Việt Nam chủ yếu xuất khẩu ở dạng dăm gỗ, xuất khẩu nguyên liệu thô. Trong khi xuất sản phẩm nội thất có giá trị gia tăng cao chỉ chiếm 4% thị phần nội thất xuất khẩu thế giới. Hiệp hội Chế biến gỗ và lâm sản cũng thừa nhận, trong tổng giá trị hàng tỷ USD gỗ xuất khẩu mỗi năm, tỷ lệ những sản phẩm do chính doanh nghiệp Việt thiết kế chiếm rất khiêm tốn, chưa đến 10 triệu USD.
Đại diện Công ty Kiến trúc và Nội thất N.A.N cho biết, sản phẩm nội thất trong nước tập trung vào số ít doanh nghiệp và phân rõ thị phần hai miền Nam – Bắc. Thị trường miền Bắc chủ yếu thiên về sản xuất hàng nội thất bình dân, phục vụ trường học, các công ty nhà nước với giá cả chấp nhận được như Hòa Phát, Nội thất 190... Trong khi đó, các công ty nội thất ở phía Nam tập trung sản xuất hàng cao cấp cho các showroom, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp… như AA corporation, Công ty AHD - Phố xinh…
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến gỗ và lâm sản cho hay, thị trường gỗ nội thất trong nước có tiềm năng tăng trưởng rất mạnh, vì nhu cầu sắm đồ gỗ của các hộ gia đình tương đối lớn, khoảng 6 triệu đồng một hộ mỗi năm). Bên cạnh đó, nhu cầu đồ gỗ cho các khách sạn, văn phòng cho thuê và các khu đô thị mới cũng có xu hướng tăng nhanh.
Tuy nhiên, ông Quyền cũng thừa nhận, sản phẩm trong nước chưa cạnh tranh được với hàng nhập khẩu ở mảng bán lẻ, mà chỉ mới đi được vào một số công ty, công trình, dự án. Trên thực tế, hầu như chỉ có các làng nghề, doanh nghiệp nhỏ mới tham gia sản xuất hàng nội thất với quy mô nhỏ, còn các đơn vị có quy lớn thường chỉ chú trọng khâu xuất khẩu.
“Chỉ cần có vài hợp đồng xuất khẩu là đủ để doanh nghiệp sản xuất nửa năm trời, lại không phải lo đầu ra hay lo thiết kế. Trong khi nếu sản xuất hàng bán trong nước thì số lượng nhỏ mà chưa biết có bán được không. Hơn nữa, mạng lưới phân phối của doanh nghiệp gỗ trong nước không có, nên cạnh tranh bán lẻ là rất khó”, giám đốc một doanh nghiệp gỗ cho biết.
Ngoài ra, việc phụ thuộc tới 80% nguyên liệu và gần như 100% phụ liệu nhập khẩu cũng là lý do khiến đồ gỗ nội thất không thể cạnh tranh trên sân nhà. Hiện hầu hết các linh phụ kiện sản xuất đồ gỗ nội thất như mâm xoay, tay nắm, vít pát, bản lề, thanh trượt, bánh xe, chân bàn, khung sắt… đều được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trước tình hình trên, bà Nguyễn Tường Vân cho rằng, đã đến lúc doanh nghiệp ngành gỗ cần đánh giá đúng tầm quan trọng của thị trường nội địa để lấy lại thị trường này. Còn ông Nguyễn Tôn Quyền kỳ vọng, với phong trào "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đang được đẩy mạnh, ngành gỗ sẽ dần chiếm lĩnh sân nhà.
Theo Đầu tư
Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014
Tuyển dụng 2014
CHUYÊN VIÊN KINH DOANH NGÀNH MARKETING ONLINE
Hình thức làm việc: Toàn thời gian cố định.
Địa điểm làm việc : Thị Xã Dĩ An, Bình Dương
Mức lương: Thoả thuận.
Số lượng cần tuyển: 01
Mô tả công việc:
- Tư vấn khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của Công ty.
- Đàm phán và ký kết hợp đồng với khách hàng.
- Phối hợp với các bộ phận triển khai duy trì và phát triển các mối quan hệ khách hàng.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan trong việc theo dõi và triển khai hợp đồng với khách hàng.
Quyền lợi được hưởng:
- Lương cứng + % doanh thu theo chính sách Công ty ban hành.
- Thưởng theo hiệu quả công việc.
- Thăng tiến theo năng lực.
- Hưởng đầy đủ chế độ đối với người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Chế độ phúc lợi: du lịch hàng năm, dã ngoại vào các dịp lễ, tết...,được Công ty tổ chức sinh nhật theo cung...
- Nghỉ CN hàng tuần.
- Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, năng động, quy trình, chính sách rõ ràng.
Yêu cầu:
- Tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành QTKD, kinh tế, CNTT, marketing, truyền thông, quan hệ công chúng…
- Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm ở vị trí chuyên viên kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông, truyền hình, báo chí, phần mềm, quảng cáo, tổ chức sự kiện, in ấn…là một lợi thế.
- Đam mê công việc.
- Giao tiếp tốt.
- Tiếng anh lưu loát.
- Thành thạo tin học văn phòng
- Tiếng anh lưu loát.
- Thành thạo tin học văn phòng
- Tác phong chuyên nghiệp.
- Kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm.
- Nắm bắt thông tin, phân tích, đánh giá thị trường tốt.
Hạn nộp hồ sơ: 31/5/2014
Hình thức nộp hồ sơ: Qua email
Địa chỉ nộp hồ sơ/liên hệ :
- Ứng viên gửi CV về địa chỉ email donghung.nhansu@gmail.com
- Liên hệ trực tiếp tại HN:30/8c, Khu phố Đông Tác, Phường Tân Đông Hiệp, Thĩ Xã Dĩ An,
Bình Dương.
Những thống kê giật mình về số doanh nghiệp “chết”
Sức sống của của doanh nghiệp Việt Nam dường như đang cho thấy điều ngược lại với những cải thiện của nền kinh tế.
Số doanh nghiệp "chết" vẫn tiếp tục tăng so với cùng kỳ, trong khi lượng doanh nghiệp hồi sinh trở lại vẫn xu hướng giảm.
Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và đầu tư), trong tháng 7, số doanh nghiệp thành lập mới của cả nước là 5.083 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 31.518 tỷ đồng, giảm 16,5% về số doanh nghiệp và giảm 45% về số vốn đăng ký so với tháng 6 năm 2014.
Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong tháng 7 là 6,2 tỷ đồng, giảm 34,1% so với tháng trước. Số lao động dự kiến được tạo công việc làm của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 7 đăng ký là 88.024 lao động, giảm 1,1% so với tháng trước.
Về số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký của cả nước là 4.931 doanh nghiệp, giảm 22,6% so với tháng 6 năm 2014.
Trong đó, có 859doanh nghiệp giải thể, 950 doanh nghiệpđăng kýtạm ngừng hoạt độngcó thời hạn, 3.122doanh nghiệp ngừng hoạt độngchờ đóng mã số doanh nghiệp hoặckhông đăng ký.
Về số doanh nghiệp ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động trong tháng 7 năm 2014, cả nước có 1.106 doanh nghiệp ngừng hoạt động đã quay trở lại hoạt động, giảm 16,7% so với tháng 6 năm 2014.
Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2014, cả nước có 42.398 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 262.442 tỷ đồng, giảm 7% về số doanh nghiệp và tăng 17,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 7 tháng là 6,19 tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2013.
Số lao động dự kiến được tạo công việc làm của các doanh nghiệp thành lập mới trong 7 tháng đầu năm là 629.161 lao động, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước.
Về số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặcđăng kýtạm ngừng hoạt độngcó thời hạn hoặcngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặckhông đăng kýcủa cả nước là 37.612 doanh nghiệp, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước.
Bao gồm, 5.610 doanh nghiệp giải thể, 6.774 doanh nghiệp đăng kýtạm ngừng hoạt động có thời hạn, 25.228 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.
Tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp gặp khó khăn gần như phải đóng cửa là 291.598 tỷ đồng.
Bao gồm, số vốn đăng ký của các doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể là 43.326 tỷ đồng (số vốn đăng ký này chắc chắn được loại bỏ khỏi nền kinh tế).
Số vốn đăng ký của các doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng kýlà 248.272 tỷ đồng. Đây làsố vốn đăng ký của các doanh nghiệp thực sự khó khăn nhưng chưa hoàn thành thủ tục giải thể.
So với tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm trong kỳ là 345.228 tỷ đồng, bao gồm số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 262.442 tỷ đồng và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 82.786 tỷ đồng. Tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp gặp khó khăn phải đóng cửa chiếm 12,6%.
Về số doanh nghiệp ngừng hoạt động quay trở lại hoạt động trong 7 tháng đầu năm 2014, cả nước có 9.428 doanh nghiệp ngừng hoạt động đã quay trở lại hoạt động, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Theo Vũ Minh
Diễn đàn Đầu tư
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)