Ti
GS. Nguyễn Mại cho rằng doanh nghiệp Việt Nam không thể cung cấp được cái sạc pin, ốc vít cho các doanh nghiệp FDI…chứng tỏ công nghiệp hỗ trợ (CNHT) rất yếu kém và đó là nỗi đau của Việt Nam.
Ngày 11/9, Bộ Kế hoạch đầu tư đã tổ chức
hội thảo “Phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam”. Tại buổi hội
thảo, các đại biểu tham gia đã có những phân tích chi tiết về thực trạng
và chiến lược phát triển của ngành CNHT.
14 năm…vẫn mơ hồ
Theo số liệu điều tra của JETRO ( Nhật Bản) thì số linh kiện, nguyên phụ liệu nội địa cung ứng cho sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan chiếm 50-60%, của Việt Nam chỉ chiếm 27,8% giá trị sản lượng công nghiệp. Do vậy giá trị gia tăng của sản phẩm Việt Nam vẫn chỉ khiêm tốn ở con số từ 15 đến 30%.
Ông Shim Won Hwan, Tổng Giám đốc tổ hợp Samsung nhận định, thực tế CNHT ở Việt Nam còn tương đối lạc hậu. Hiện nay doanh nghiệp Việt chỉ cung ứng được sản phẩm in ấn, bao bì cho Samsung.
GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết, ngay từ đầu Thế kỉ 21, Chính Phủ đã có chủ trương phát triển CNHT nhưng sau 14 năm triển khai CNHT ở VN vẫn mơ hồ chưa định hình được sản phẩm. Nhiều loại sản phẩm như ô tô, điện thoại di động, da dày, dệt may…vẫn chủ yếu là gia công, lắm ráp….
“Các tập đoàn nước ngoài sẵn sàng mở rộng chuỗi cung ứng nếu các doanh nghiệp Việt đủ điều kiện. Thế nhưng vấn đề là từ cái cục sạc, ốc vít…doanh nghiệp Việt cũng không đáp ứng được yêu cầu của họ. Đây là nỗi đau của ngành CNHT Việt Nam”, ông Mại nói.
Theo ông Mại, nguyên nhân của tình trạng này là do Việt Nam hưa có chiến lược đầu tư ưu tiên phát triển một vài loại CNHT quốc gia để tạo ra sản lượng quy mô lớn. Chẳng hạn như Thái Lan khuyến khích FDI vào ngành công nghiệp ô tô, đã thu hút được 17 hãng sản xuất ô tô lớn của thế giới, 635 nhà cung ứng cấp 1 (chiếm 65%) là doanh nghiệp Thái Lan hoặc liên doanh với nước ngoài với cổ phần chi phối là của người Thái; khoảng 1700 nhà cung ứng cấp 2 là người Thái. Thế nhưng, Việt Nam chưa có CNHT mũi nhọn.
Cũng theo ông Mại, chính sách phát triển CNHT chưa tạo lập mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số tập đoàn hàng đầu thế giới như TOYOTA, HONDA, INTEL, SAMSUNG, CANON… không đầu tư nhà máy sản xuất CNHT ở Việt Nam.
Thêm vào đó, mô hình liên kết theo chiều dọc- chuỗi giá trị sản phẩm từ người cung ứng đầu vào- người sản xuất sản phẩm cuối cùng- người phân phối sản phẩm và theo chiều ngang- giữa các nhà sản xuất cùng một loại sản phẩm với sự phân công và hợp tác để tạo ra năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế vẫn còn quá yếu kém.
Ông Mại cho rằng, Việt Nam là nước công nghiệp hóa đi sau nên cần và có thể tận dụng lợi thế về thông tin học hỏi kinh nghiệm phát triển CNHT ngay từ Thái Lan và Maylaysia, đây là hai quốc gia láng giềng có ngành CNHT phát triển.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới như Nokia, Samsung…đang có xu hướng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đây là một cơ hội “ngàn năm có một”, phải rất lâu Việt Nam mới có được. “Vấn đề đặt ra ở đây là các doanh nghiệp Việt làm thế nào để tham gia vào chuỗi cung ứng linh kiện cho các tập đoàn lớn, sẽ rất khó nhưng không phải không làm được”, ông Trung nói.
Ông Hiếu cho rằng, sắp tới Bộ Kế hoạch Đầu tư sẽ có trình chính phủ để giúp đỡ mọi mặt cho doanh nghiệp Việt tiếp cận được chuỗi cung ứng cho các tập đoàn thế giới.
Tìm mọi cách…vào chuỗi cung ứng linh kiện cho Samsung
Chỉ tính riêng ại Việt Nam, năm 2013, Samsung đã xuất khẩu điện thoại di động với kim ngạch 23.9 tỷ đô la Mỹ, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước Việt Nam đã lần đầu tiên trở thanh một cứ điểm sản xuất sản phẩm công nghệ cao của thế giới, khi cứ 400 triệu điện thoại di động của Samsung được bán ra trên toàn cầu thì có tới 120 triệu điện thoại được sản xuất tại Bắc Ninh.
“Phải tìm mọi cách để bước vào chuỗi cung ứng linh kiện cho Samsung...không thể nào chấp nhận được việc Việt Nam là cứ điểm lớn sản xuất hàng trăm triệu sản phẩm cho Samsung mà lại để họ đi nhập linh kiện từ nước khác”, ông Mại nói.
Tại cuộc hội thảo hơn 300 doanh nghiệp Việt đã bày tỏ việc muốn hợp tác tham gia chuỗi cung ứng linh kiện cho Samsung. Các doanh nghiệp cho biết sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, cải tiến công nghệ, phát triển quy mô...và mong Samsung Việt Nam mở rộng vòng tay đối với họ.
Phát biểu tại hội thảo ông Shim Won Hwan, Tổng Giám đốc tổ hợp Samsung cho biết, tổng số vốn đầu tư đăng ký của Samsung tại Việt Nam trong lĩnh vực điện tử và công nghiệp phụ trợ đã lên tới gần 8 tỷ USD và đang tiếp tục mở rộng đầu tư.
“Trong quá trình phát triển chúng tôi mong muốn giúp đỡ Việt Nam phát triển nhưng vẫn cần có điều kiện tiền đề trong đó nổi bật là CNHT. Nếu như doanh nghiệp Việt đáp ứng được chúng tôi sẵn sàng mở rộng vòng tay”, ông Shim cho hay.
Theo ông Shim Won Hwan, Samsung tha thiết được đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam nhưng bài toàn đặt ra là các doanh nghiệp cần phải tự chủ, bên cạnh những hỗ trợ của Chính phủ. Ông khẳng định trong thời gian tới, Samsung sẽ tiếp tục đào tạo nhân tài, quan tâm sâu sắc tới sự phát triển công nghiệp phụ trợ vì sự phát triển lâu dài của nền kinh tế Việt Nam.
“Samsung luôn tìm kiếm và đón nhận những cơ hội hợp tác với các nhà cung cấp trong nước đáp ứng đủ các tiêu chí về chất lượng, tiến độ và giá cả, tăng số lượng nhà cung cấp Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Samsung, mang lại nhiều lợi ích cho cả Samsung và đất nước Việt Nam”, ông Shim Won Hwan khẳng định.
Khánh Linh - Hướng Dương
Theo số liệu điều tra của JETRO ( Nhật Bản) thì số linh kiện, nguyên phụ liệu nội địa cung ứng cho sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan chiếm 50-60%, của Việt Nam chỉ chiếm 27,8% giá trị sản lượng công nghiệp. Do vậy giá trị gia tăng của sản phẩm Việt Nam vẫn chỉ khiêm tốn ở con số từ 15 đến 30%.
Ông Shim Won Hwan, Tổng Giám đốc tổ hợp Samsung nhận định, thực tế CNHT ở Việt Nam còn tương đối lạc hậu. Hiện nay doanh nghiệp Việt chỉ cung ứng được sản phẩm in ấn, bao bì cho Samsung.
GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho biết, ngay từ đầu Thế kỉ 21, Chính Phủ đã có chủ trương phát triển CNHT nhưng sau 14 năm triển khai CNHT ở VN vẫn mơ hồ chưa định hình được sản phẩm. Nhiều loại sản phẩm như ô tô, điện thoại di động, da dày, dệt may…vẫn chủ yếu là gia công, lắm ráp….
“Các tập đoàn nước ngoài sẵn sàng mở rộng chuỗi cung ứng nếu các doanh nghiệp Việt đủ điều kiện. Thế nhưng vấn đề là từ cái cục sạc, ốc vít…doanh nghiệp Việt cũng không đáp ứng được yêu cầu của họ. Đây là nỗi đau của ngành CNHT Việt Nam”, ông Mại nói.
Theo ông Mại, nguyên nhân của tình trạng này là do Việt Nam hưa có chiến lược đầu tư ưu tiên phát triển một vài loại CNHT quốc gia để tạo ra sản lượng quy mô lớn. Chẳng hạn như Thái Lan khuyến khích FDI vào ngành công nghiệp ô tô, đã thu hút được 17 hãng sản xuất ô tô lớn của thế giới, 635 nhà cung ứng cấp 1 (chiếm 65%) là doanh nghiệp Thái Lan hoặc liên doanh với nước ngoài với cổ phần chi phối là của người Thái; khoảng 1700 nhà cung ứng cấp 2 là người Thái. Thế nhưng, Việt Nam chưa có CNHT mũi nhọn.
Cũng theo ông Mại, chính sách phát triển CNHT chưa tạo lập mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số tập đoàn hàng đầu thế giới như TOYOTA, HONDA, INTEL, SAMSUNG, CANON… không đầu tư nhà máy sản xuất CNHT ở Việt Nam.
Thêm vào đó, mô hình liên kết theo chiều dọc- chuỗi giá trị sản phẩm từ người cung ứng đầu vào- người sản xuất sản phẩm cuối cùng- người phân phối sản phẩm và theo chiều ngang- giữa các nhà sản xuất cùng một loại sản phẩm với sự phân công và hợp tác để tạo ra năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế vẫn còn quá yếu kém.
Ông Mại cho rằng, Việt Nam là nước công nghiệp hóa đi sau nên cần và có thể tận dụng lợi thế về thông tin học hỏi kinh nghiệm phát triển CNHT ngay từ Thái Lan và Maylaysia, đây là hai quốc gia láng giềng có ngành CNHT phát triển.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới như Nokia, Samsung…đang có xu hướng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đây là một cơ hội “ngàn năm có một”, phải rất lâu Việt Nam mới có được. “Vấn đề đặt ra ở đây là các doanh nghiệp Việt làm thế nào để tham gia vào chuỗi cung ứng linh kiện cho các tập đoàn lớn, sẽ rất khó nhưng không phải không làm được”, ông Trung nói.
Ông Hiếu cho rằng, sắp tới Bộ Kế hoạch Đầu tư sẽ có trình chính phủ để giúp đỡ mọi mặt cho doanh nghiệp Việt tiếp cận được chuỗi cung ứng cho các tập đoàn thế giới.
Tìm mọi cách…vào chuỗi cung ứng linh kiện cho Samsung
Chỉ tính riêng ại Việt Nam, năm 2013, Samsung đã xuất khẩu điện thoại di động với kim ngạch 23.9 tỷ đô la Mỹ, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước Việt Nam đã lần đầu tiên trở thanh một cứ điểm sản xuất sản phẩm công nghệ cao của thế giới, khi cứ 400 triệu điện thoại di động của Samsung được bán ra trên toàn cầu thì có tới 120 triệu điện thoại được sản xuất tại Bắc Ninh.
“Phải tìm mọi cách để bước vào chuỗi cung ứng linh kiện cho Samsung...không thể nào chấp nhận được việc Việt Nam là cứ điểm lớn sản xuất hàng trăm triệu sản phẩm cho Samsung mà lại để họ đi nhập linh kiện từ nước khác”, ông Mại nói.
Tại cuộc hội thảo hơn 300 doanh nghiệp Việt đã bày tỏ việc muốn hợp tác tham gia chuỗi cung ứng linh kiện cho Samsung. Các doanh nghiệp cho biết sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, cải tiến công nghệ, phát triển quy mô...và mong Samsung Việt Nam mở rộng vòng tay đối với họ.
Phát biểu tại hội thảo ông Shim Won Hwan, Tổng Giám đốc tổ hợp Samsung cho biết, tổng số vốn đầu tư đăng ký của Samsung tại Việt Nam trong lĩnh vực điện tử và công nghiệp phụ trợ đã lên tới gần 8 tỷ USD và đang tiếp tục mở rộng đầu tư.
“Trong quá trình phát triển chúng tôi mong muốn giúp đỡ Việt Nam phát triển nhưng vẫn cần có điều kiện tiền đề trong đó nổi bật là CNHT. Nếu như doanh nghiệp Việt đáp ứng được chúng tôi sẵn sàng mở rộng vòng tay”, ông Shim cho hay.
Theo ông Shim Won Hwan, Samsung tha thiết được đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam nhưng bài toàn đặt ra là các doanh nghiệp cần phải tự chủ, bên cạnh những hỗ trợ của Chính phủ. Ông khẳng định trong thời gian tới, Samsung sẽ tiếp tục đào tạo nhân tài, quan tâm sâu sắc tới sự phát triển công nghiệp phụ trợ vì sự phát triển lâu dài của nền kinh tế Việt Nam.
“Samsung luôn tìm kiếm và đón nhận những cơ hội hợp tác với các nhà cung cấp trong nước đáp ứng đủ các tiêu chí về chất lượng, tiến độ và giá cả, tăng số lượng nhà cung cấp Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Samsung, mang lại nhiều lợi ích cho cả Samsung và đất nước Việt Nam”, ông Shim Won Hwan khẳng định.
Khánh Linh - Hướng Dương
Theo Infonet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét