Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

12 kệ sách phá cách cho nhà đẹp

Với sự sáng tạo không giới hạn, các kệ sách trở nên độc đáo tạo ra các góc phòng khách cuốn hút.
Các đường ống kim loại đã qua sử dụng gắn kết tạo ra một kệ sách có một không hai.
Kệ sách đa chức năng khi kết hợp thêm chiếc ghế sô pha êm ái sáng màu nổi bật trên chiếc kệ màu đen.
Nếu bạn là một người mê sách, thích thưởng thức cà phê, thiết kế này sẽ "hợp khẩu vị" của bạn.
Hai cái cây xinh xắn đầy ắp những quyển sách mới giúp góc phòng thêm sinh động. Những đứa trẻ nhà bạn cũng sẽ ham thích đọc hơn từ những thiết kế hấp dẫn này.
Kệ sách từ những ô tích bằng gỗ độc đáo cho bức tường trắng nhà bạn.
Một thiết kế có thể học hỏi để góc nhà bạn ấn tượng và thêm màu sắc.
Giá sách không nhất thiết phải có vuông vắn, thẳng đứng.
Những chú bò bằng gỗ đủ màu sách có thể đựng được nhiều sách và khiến các em nhỏ thích thú.
Góc đọc sách lý tưởng với thiết kế sáng tạo.
Nếu bạn ưa thích việc vừa đọc sách vừa đứng hoặc đi bộ thì đây là thiết kế dành riêng cho bạn.
Tủ sách hình chữ Y tạo nên góc ấn tượng trong nhà của bạn.
Thiết kế tinh tế của chiếc kệ sách mang 2 màu đen và hồng kết hợp thêm phần ghế tựa êm ái để chủ nhà có thể đọc sách tại chỗ.
Khánh Ly ( Theo Design Lover)

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Nuôi kiến tạo trầm hương kiếm hàng chục tỷ đồng

Nhờ thuần dưỡng và nuôi hàng vạn con kiến để lấy tinh chất tạo trầm hương mà ông Khoan, 61 tuổi ở Đồng Nai, đang nắm trong tay hàng chục tỷ đồng.
Nông dân Trương Thanh Khoan (61 tuổi) ở ấp Phú Lâm 3, xã Phú Sơn sinh ra và lớn lên trong gia đình nông dân nghèo, nhà đông anh em. Để phụ giúp bố mẹ có gạo nuôi em, ông sớm phải nghỉ học, theo chân người địa phương vào rừng “săn” trầm hương.
kien-2107-1411871379.jpg
Ông Khoan bên các sản phẩm khô mộc trầm có giá hàng chục triệu đồng mỗi cây. Ảnh: MH.
Ông cho biết, tìm trầm là một trong những nghề vất vả, người phu trầm phải băng rừng, lội suối, vào tận chốn thâm sơn cùng cốc và luôn phải đối diện hiểm nguy. Cái chết, bệnh tật… luôn rình rập nhưng nếu trúng trầm hương thì từ khố rách áo ôm cũng sẽ trở thành đại gia, sẽ có cuộc sống vương giả.
Vì nuôi hy vọng đó mà trong suốt thời gian từ 1980-1997, Trương Thanh Khoan đã lặn lội khắp các khu rừng ở Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng, thậm chí ra tận các khu rừng ở miền Trung, sang tận Lào để săn trầm.
Ông tâm sự: “Suốt 17 năm ròng rã tìm trầm nhưng thành quả tôi đạt được chỉ là những mảnh gỗ trầm nhỏ, không thể giúp tôi đổi đời. Nghĩ mình không thể chạy theo hy vọng trong sự may rủi nên tôi quyết định về khai mảnh vườn sẵn có để trồng trầm hương".
Năm 2000, ông vào rừng tìm cây dó bầu con (loại cây dùng để cấy tạo trầm hương) mang về trồng và vận dụng những kỹ năng có được để tạo trầm. Là người đầu tiên trong vùng trồng loại cây này để tạo trầm hương nên nhiều người dân cho rằng ông gàn dở. Họ không tin những gì ông làm và luôn cho rằng trầm hương chỉ tích tụ, hình thành trong tự nhiên, con người không thể tự tạo.
Ông Khoan cho biết thêm, khi cây dó lớn, đường kính thân cây từ 10 đến 15cm là lúc ông bắt đầu áp dụng các phương pháp cấy trầm nhân tạo bằng cách bơm chất hóa học vào thân cây nhưng kết quả thu được chỉ là con số không. 
Không chùn bước trước thất bại, ông Khoan lại mày mò, tìm phương pháp mới để tạo trầm.
Ông kể: “Khi bơm các chất hóa học không có kết quả tôi đã chuyển sang dùng hỗn hợp được làm ra từ mật mía, cám ngô, tinh dầu dừa... để kích thích quá trình tạo trầm trong cây. Chế phẩm sinh học này an toàn và có tác động đến sự hình thành trầm trên cây dó bầu nhưng kết quả thu được chưa cao”.
Ông cho biết thêm, một hôm, ông rong ruổi trong vườn thì phát hiện trên thân một cây dó bị kiến đục khoét làm tổ. Các đường vân gỗ quanh tổ kiến có màu dầu đen bóng như trầm hương tự nhiên. Thấy vậy, ông Khoan liền lấy dao, nạo một mảnh nhỏ đem đốt thì mảnh gỗ tỏa mùi hương trầm ngào ngạt. Ông Khoan nảy ý định “thuần dưỡng” kiến để tạo trầm. 
Như chớp được cơ hội, ông Khoan liền chạy về nhà, gói ghém tư trang rồi vào rừng “thu phục” kiến. Sau một tháng rong ruổi, ông Khoan đã đưa về hàng chục tổ kiến để nuôi và bắt đầu tạo trầm theo phương pháp mới.
Ông cho biết: “Kiến tạo ra chất giúp quá trình hình thành trầm trên cây dó nhanh hơn bất cứ phương pháp nào. Vậy nhưng, nếu lạm dụng, nuôi kiến trên cây thì hiệu quả tạo trầm chỉ đạt tỷ lệ khoảng 2-3%”. Ông Khoan bật mí, kiến ăn các loại thực vật và tạo ra chất lỏng có màu giống mật mía. Loại chất lỏng này kết hợp cùng chế phẩm được làm từ mật mía, mật ong, cám ngô, tinh dầu dừa sẽ thúc đẩy quá trình lên men và tạo ra chế phẩm vi sinh.
Khi chế phẩm vi sinh này được bơm vào vết thương trên cây dó khiến cây dó phải tiết ra một loại kháng sinh để bao bọc vết thương, kháng khuẩn và sự “tương tác” này là điều kiện tạo trầm trên cây dó.
Ông Khoan hồ hởi: “Chế phẩm vi sinh của tôi có thể tạo ra trầm loại 3-4 trong khi các chế phẩm hóa học khác chỉ cho kết quả trầm loại 5-6". (Theo xếp loại, trầm loại 1 có màu đen bóng, mùi thơm như trầm tự nhiên, giá trị kinh tế cao. Trầm 5-6 kém chất lượng hơn nên mỗi kg khoảng 2-3 triệu đồng).
Hơn nữa chế phẩm vi sinh của ông còn góp phần rút ngắn thời gian tạo trầm từ 12-18 tháng xuống còn 6-9 tháng mà chất lượng trầm không hề thay đổi. Sau nhiều lần thử nghiệm thành công, ông Khoan đã áp dụng cách tạo trầm trên vào sản xuất 5ha diện tích dó bầu và đạt hiệu quả cao.
th-3710-1411871379.jpg
Chế phẩm vi sinh kích thích cây dó để tạo trầm hương được ông chiết xuất từ tinh chất của kiến kết hợp với tinh dầu dừa, cám ngô, mật mía... Ảnh: MH.
Với khoảng trên 3.000 cây dó đang đến tuổi thu hoạch, ông Khoan đang nắm trong tay tài sản hàng chục tỷ đồng. Ông cho biết, chế phẩm vi sinh giúp quá trình tích tụ trầm trên cây dó nhanh, chất lượng trầm thuộc loại 5 đến loại 3 nên có giá bán bình quân khoảng từ 2-5 triệu đồng một kg.
“Trầm do tôi tạo nên không có hóa chất độc hại nên làm ra đến đâu có người mua đến đấy. Không chỉ thị trường trong nước mà các đối tác ở Thái Lan, Sigapore, Trung Quốc, Nhật Bản… cũng tìm về tận vườn để đặt hàng. Nhiều danh y trong nước cũng tìm đến mua trầm hương về chế thuốc”, ông Khoan cho hay.
Không chỉ bán các sản phẩm trầm hương theo trọng lượng, ông Khoan còn chế tác sản phẩm thành cây cảnh, khô mộc dùng để trưng bày. Theo ông Khoan, dòng sản phẩm này hiện được rất nhiều người ưa chuộng và có giá không hề rẻ. Mỗi khô mộc trưng bày có chiều cao từ 1-1,5m có giá trên dưới 20 triệu đồng.
Những cây có nhiều điểm tích tụ trầm, màu sắc đẹp, thế đẹp thì có giá từ 50 đến 100 triệu đồng. Ông thổ lộ: “Khô mộc trầm có giá trị cao gấp nhiều lần nên tôi thường nghiên cứu cách tạo dáng cho mỗi thân. Hiện tại, tôi đang tạo trầm theo hình dáng rồng cuộn và các thế “độc” khác để tăng cao giá trị cho sản phẩm”.
Để tận thu nguồn nguyên liệu trầm hương, ông Khoan cũng xây dựng lò chưng cất tinh dầu trầm. Đây là tinh dầu được dùng làm dược liệu chữa bệnh và phục vụ công nghiệp mỹ phẩm có giá mỗi lít 5.000- 10.000 USD (khoảng 100-200 triệu đồng một lít).
Ông Khoan cho hay, sau khi đục đẽo, phân loại sản phẩm trầm thì những thớ gỗ dó bầu có trầm kém hơn sẽ được xay nhuyễn rồi cho vào nồi chưng cất. Quá trình này vừa không tốn chi phí sản xuất vừa loại bỏ gỗ dó bầu thừa lại vừa cất được tinh dầu trầm với giá trị cao. Với những thành tựu đã đạt được, ông Khoan đang ấp ủ hy vọng sẽ phổ biến chế phẩm do ông chế tạo để giúp nông dân trồng dó bầu tạo trầm. 
Tháng 6 năm nay, “phương pháp kích thích và chế phẩm vi sinh kích thích cây dó để tạo trầm hương” của nông dân Trương Thanh Khoan đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng nhận bằng độc quyền sáng chế. Năm 2013, “chế phẩm kích thích cây dó để tạo trầm hương” của nông dân Khoan đoạt giải khuyến khích Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 12 (2012 – 2013); Năm 2012, “chế phẩm kích thích cây dó để tạo trầm hương” của ông đoạt giải nhất, Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2012; Năm 2014, ông Khoan được Tạp chí Sở hữu trí tuệ và sáng tạo (Trung ương Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam) chứng nhận “Danh hiệu cúp vàng sản phẩm tin cậy, nhãn hiệu ưa dùng, dịch vụ hoàn hảo năm 2014”.  
Theo Dân Việt

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

LEVELLER FOOT

  1. Product code: 
  2. Product name: leveller foot
  3. Manufacturer: dong hung
  4. Product specification: 6x24mm
  5. Packaging specification: 100/pack
  6. Material: stell, plastic
  7. Colours: white/black
  8. Weight: ......./pcs
  9. The warranty period: 12 months
  10. Dilivery time: 07 days
  11. Price : 0.09$/pcs
tăng đơ
Hình 1: Tăng đơ

tăng đơ
Hình 2: Tăng đơ

tăng đơ
Hình 3: Tăng đơ 6x30mm

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Tăng đơ

  1. Mã sản phẩm
  2. Tên sản phẩm: tăng đơ hay chân tăng đơ
  3. Nhà sản xuất: đông hưng
  4. Qui cách sản phẩm: 6x24mm
  5. Qui cách đóng gói: 500 con/bọc
  6. Nguyên liệu chính: thép và nhựa
  7. Màu sắc: đen/trắng
  8. Trọng lương: ...../cái
  9. Thời gian bảo hành: 12 tháng
  10. Thời gian giao hàng: 07 ngày
  11. Giá: 1.800đ/cái
  12. Contac person: Mr Nam - 0908 186 387

tăng đơ
Hình 1: Tăng đơ

tăng đơ
Hình 2: Tăng đơ

tăng đơ
Hình 3: Tăng đơ 6x30mm

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Đại gia trong khu vườn 5.000 đại thụ cổ quái

Vườn cây cảnh đẹp nhất Vĩnh Phúc và hàng đầu miền Bắc có 5.000 cây cảnh lớn nhỏ, trong đó có hàng trăm cây cổ thụ với hình thù kỳ quái, độc đáo hiếm có.

Chủ của nó là một đại gia, người thân quen gọi hà Phiến 'cá' vì kinh doanh quán cá. Người mới đến thì trầm trồ gọi ông là đại gia xe tăng vì khu vườn có một chiếc xe tăng đặt ở bục cao tại vị trí trung tâm, độc đáo và hiếm có nhất Việt Nam.

Gia sản đáng mơ ước
Giới chơi cây cảnh trong cả nước ai cũng đều biết đến đại gia Phiến “cá” ở Việt Trì, Phú Thọ. Ông tên đầy đủ là Nguyễn Văn Phiến, sinh năm 1956, quê gốc Thái Bình. Vị đại gia này từng làm công nhân xây dựng. Từ khi về nghỉ hưu "non", ông cùng gia đình mở quán cá bên bờ sông Việt Trì kinh doanh ăn uống và nhanh chóng nổi tiếng. Biệt danh Phiến "cá" cũng đến với ông từ đó.

cây-cảnh, đại-gia, chơi-cây, Phú-Thọ, Vĩnh-Phúc, tiền-tỷ, sưu-tập đồ-cổ, Phiến 'cá'
Khu vườn đại gia Phiến "cá" độc đáo bởi chiếc xe tăng đặt ở bục cao.

Tuy nhiên, sau đó, duyên nghiệp lại khiến ông rẽ sang chơi cây cảnh. Ông là một người cực kỳ mê cây, có bao nhiêu gia sản đều đổ hết vào cây cối. Đại gia này được đánh giá là người sở hữu nhiều cây đẹp và đắt tiền nhất Việt Nam.

Cơ ngơi của đại gia này là khu vườn sinh thái nằm ngay trung tâm thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Khu vườn rộng 15ha với 5ha đất trồng và 10 ha mặt nước được ông thuê lại của thành phố. 

cây-cảnh, đại-gia, chơi-cây, Phú-Thọ, Vĩnh-Phúc, tiền-tỷ, sưu-tập đồ-cổ, Phiến 'cá'
cây-cảnh, đại-gia, chơi-cây, Phú-Thọ, Vĩnh-Phúc, tiền-tỷ, sưu-tập đồ-cổ, Phiến 'cá' 
Cơ ngơi trị giá cả trăm tỷ tại thành phố Vĩnh Yên của đại gia Phiến "cá".

Tại đây có tới 5. 000 cây cảnh với đủ chủng loại, kích cỡ, độ tuổi, thế giáng và giá trị. Đặc biệt, trong đó có hàng trăm cây cổ thụ hình thù kỳ quái, độc đáo hiếm có. Không ít cây cổ thụ nơi đây được xác định có tuổi đời cả trăm năm, sinh trưởng ở những nơi đặc biệt…

Trong khu vườn là ngôi biệt thự lộng lẫy, được dùng làm văn phòng làm việc và cũng là nơi vị đại gia này sinh sống cùng vợ con.

cây-cảnh, đại-gia, chơi-cây, Phú-Thọ, Vĩnh-Phúc, tiền-tỷ, sưu-tập đồ-cổ, Phiến 'cá'

cây-cảnh, đại-gia, chơi-cây, Phú-Thọ, Vĩnh-Phúc, tiền-tỷ, sưu-tập đồ-cổ, Phiến 'cá'
Ngôi biệt thự lộng lẫy trong khu vườn

Phía trước là khu kinh doanh nhà hàng cá sông được thiết kế nằm sát hồ nước rộng mênh mông. Đặc biệt, một chiếc xe tăng được thành phố đưa từ Điện Biên về cũng được đặt trang trọng, tạo điểm nhấn cho khu vườn. 
Ai cũng biết vị đại gia này chịu chơi nhưng kín tiếng. Dù ông không tiết lộ giá trị của những cây cảnh trong khu vườn nhưng nhiều chuyên gia về cây cảnh đã đánh giá rằng khu vườn này đáng giá hàng trăm tỷ đồng. 

Đại gia này còn được biết đến là một người đam mê đồ cổ. Ông đã đầu tư nhiều tiền xây dựng một bảo tàng đồ cổ ngay trong khu vườn. Ngoài ra, ông còn là chủ của một nhà hàng nổi tiếng tại thành phố Việt Trì (Phú Thọ). 

cây-cảnh, đại-gia, chơi-cây, Phú-Thọ, Vĩnh-Phúc, tiền-tỷ, sưu-tập đồ-cổ, Phiến 'cá'
Có không ít những món đồ cổ gắn liền với đời sống người Việt được tập hợp tại đây.
cây-cảnh, đại-gia, chơi-cây, Phú-Thọ, Vĩnh-Phúc, tiền-tỷ, sưu-tập đồ-cổ, Phiến 'cá'
Những bộ lục bình bằng gốm được đại gia Phiến "cá" sưu tập trong nhiều năm

Duyên nghiệp "Trời định"

Cơ duyên đến với việc chơi cây của ông Phiến được ông nói là do “Trời định”. Năm 1998, ông sang Pháp du ngoạn, đến ngoại thành Pari tham quan khu vườn cây cảnh cổ thụ đẹp mê hồn; mặc dù những cây ấy đều do nhân tạo nhưng vẫn thu hút đông khách đến chiêm ngưỡng vui chơi. Ông ngỡ ngàng khi biết giá một cây đa giả trong công viên được bán với giá hàng triệu USD. 

cây-cảnh, đại-gia, chơi-cây, Phú-Thọ, Vĩnh-Phúc, tiền-tỷ, sưu-tập đồ-cổ, Phiến 'cá'
Khu vườn cây cảnh cổ thụ đẹp mê hồn của ông Phiến

Trong khi đó, cây cảnh ở Việt Nam được trồng rất nhiều, bán với giá rẻ. Trong đầu ông loé lên ý tưởng: Sao mình lại không xây dựng một vườn sinh thái giống họ, và còn "thật" hơn họ, để mọi người đến thăm và ngắm nhìn những loại cây mà nó vốn rất quen thuộc trong vườn nhà?

cây-cảnh, đại-gia, chơi-cây, Phú-Thọ, Vĩnh-Phúc, tiền-tỷ, sưu-tập đồ-cổ, Phiến 'cá'
Cây cảnh được đưa về đây từ khắp mọi miền đất nước
Về nước, ông giao phó tất cả công việc kinh doanh cho cậu con trai của mình để chuyên tâm vào cây cảnh. Ông bỏ nhiều thời gian, công sức, tận dụng các mối quan hệ để săn tìm, đưa về nhiều cây cảnh quý hiếm từ khắp các tỉnh trong cả nước. Cứ nghe được thông tin về cây đẹp ở khắp nơi trong cả nước, ông Phiến đều tìm đến xem và bỏ tiền ra mua, bất kể đắt hay rẻ, đã thích là mua bằng được. 

cây-cảnh, đại-gia, chơi-cây, Phú-Thọ, Vĩnh-Phúc, tiền-tỷ, sưu-tập đồ-cổ, Phiến 'cá'
Mọi cây cảnh trong khu vườn đều được chăm sóc kỳ công

Sau mỗi chuyến đi, ông thường mang về những gốc cây xù xì, đen đúa, có cây như cành củi khô, chẳng có tí mầm sống nào. Hàng ngày, ông cặm cụi ở bên những gốc cây chăm sóc, nâng niu, bón phân, tưới nước... Khi những mầm non đâm chồi, ông ra sức uốn nắn, cắt tỉa tạo dáng hình cho từng cây. Hiện nay, công việc kinh doanh bận rộn nhưng hàng ngày, ông Phiến vẫn chỉ đạo và cùng 50 lao động chăm sóc, tạo dáng cho cây.

cây-cảnh, đại-gia, chơi-cây, Phú-Thọ, Vĩnh-Phúc, tiền-tỷ, sưu-tập đồ-cổ, Phiến 'cá'

cây-cảnh, đại-gia, chơi-cây, Phú-Thọ, Vĩnh-Phúc, tiền-tỷ, sưu-tập đồ-cổ, Phiến 'cá'
cây-cảnh, đại-gia, chơi-cây, Phú-Thọ, Vĩnh-Phúc, tiền-tỷ, sưu-tập đồ-cổ, Phiến 'cá'

cây-cảnh, đại-gia, chơi-cây, Phú-Thọ, Vĩnh-Phúc, tiền-tỷ, sưu-tập đồ-cổ, Phiến 'cá'

cây-cảnh, đại-gia, chơi-cây, Phú-Thọ, Vĩnh-Phúc, tiền-tỷ, sưu-tập đồ-cổ, Phiến 'cá'

cây-cảnh, đại-gia, chơi-cây, Phú-Thọ, Vĩnh-Phúc, tiền-tỷ, sưu-tập đồ-cổ, Phiến 'cá'

cây-cảnh, đại-gia, chơi-cây, Phú-Thọ, Vĩnh-Phúc, tiền-tỷ, sưu-tập đồ-cổ, Phiến 'cá'
Rất nhiều dáng cây lạ trong khu vườn

Hiện ông Phiến đang hoàn thiện ý tưởng biến khu vườn thành một khu bảo tàng cây cảnh sinh thái của thành phố Vĩnh Yên. Không chỉ thế, ông còn nuôi ước mơ sẽ xuất khẩu cây cảnh ra nước ngoài để làm giàu cho đất nước.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

white plastic nail 5x18mm

  1. Product code: 
  2. Product name: white plastic nail 5x18mm
  3. Manufacturer: dong hung
  4. Product specification: 5x18mm
  5. Packaging specification: 1.000/pack
  6. Material: stell, plastic
  7. Colours: white
  8. Weight: 1.5g/pcs
  9. The warranty period: 12 months
  10. Price : 0.0008$/pcs
đinh nhựa

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Bộ xá xị dân chơi thèm, trộm nhìn chỉ biết… khóc

Bộ xá xị (gù hương) của một “đại gia” quê lúa khiến dân chơi thèm muốn, còn trộm có lẽ chỉ… biết khóc vì… quá nặng, muốn lấy cũng không thể mang đi được.

Bộ gỗ lũa gù hương ngàn năm tuổi ở vùng quê lúa Thái Bình vừa được anh Nguyễn Xuân Bình (xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, Thái Bình) mang về từ Tây Nguyên khiến người xem chỉ biết trầm trồ.
đồ lũa, độc, gù hương, đại gia, Thái Bình...
Bộ gỗ lũa gù hương ngàn năm tuổi của "tay chơi" đất Thái Bình.
Chiếc bàn nguyên khối được đục đẽo từ gốc cây cổ thụ ngàn năm tuổi có hình tròn với đường kính hơn một mét, dày 70cm. Gốc cây gù hương này có lẽ nằm bên suối quá lâu năm, được nước bào mòn chỉ còn lại phần xương gỗ đã vô tình tạo cho nó một hình dáng cực kỳ đặc biệt.
đồ lũa, độc, gù hương, đại gia, Thái Bình...
Anh Nguyễn Xuân Bình - chủ nhân của bộ bàn lũa xá xị độc nhất quê lúa.
đồ lũa, độc, gù hương, đại gia, Thái Bình...
Bộ lũa nguyên khối nặng cả tấn khiến dân chơi thèm muốn, còn trộm chỉ biết... khóc vì quá nặng, rất khó để có thể mang đi chỗ khác.
Ngoài những rãnh bên trong thân, trên mặt bàn có những lỗ tròn chạy sâu bên trong tựa như những điểm hóa trầm của loại cây kỳ nam được bao người săn tìm. Nguyên chiếc bàn này đã nặng lên tới cả tấn, anh Bình phải nhờ hai mươi người mới đưa nó được vào trong nhà. Bốn chiếc ghế nguyên khối được tách khéo léo từ gốc cây cổ thụ cũng có những hình dáng cổ quái, đặc biệt. Chiếc ghế lớn cao hơn một mét, dài hơn hai mét được chạm khắc đầu rồng đang ở tư thế ngóc đầu. Bìa ngoài của những chiếc ghế còn lại sần sùi như những nu nghiến. Một cháu bé hơn mười tuổi ngồi trên ghế cũng trở nên nhỏ bé vì chiếc ghế quá lớn. Bộ gỗ lũa gù hương này cùng nguồn gốc với bộ bàn ghế xá xị độc nhất vô nhị của một người chơi xứ sương mù Đà Lạt. Tuy nhiên, xét về tuổi, có lẽ, bộ xá xị này còn lâu năm hơn nhiều. Trang trí cho bộ bàn ghế lũa đặc biệt này, anh Bình còn sưu tập được những tiêu bản động vật hoang dã nhồi bông, nhìn sống động như thật. Công việc liên quan đến vùng núi Tây Nguyên, thường xuyên sang Lào…, anh Bình đã may mắn gặp được món đồ quý.

Chưa nói đến số tiền bỏ ra để mua lại từ người bán, riêng đoạn trường vận chuyển về quê hàng ngàn km, nó cũng đã nâng giá trị của món đồ chơi bởi độ công phu, “chịu chơi” của người đi sưu tầm. “Bộ lũa này nặng hàng tấn, nếu như không có mùi thơm đặc trưng, chắc chắn nhiều người sẽ nhầm sang những bộ lũa hóa thạch đang có ở Việt Nam. Có lẽ, những chiếc bàn độc nhất vô nhị như thế này, chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay” – anh Bình tự hào.

Bộ gù hương ngàn năm của "dân chơi" quê lúa:
đồ lũa, độc, gù hương, đại gia, Thái Bình...
Mặt sau của chiếc ghế sần sùi như nu nghiến.
đồ lũa, độc, gù hương, đại gia, Thái Bình...
Chiếc bàn gù hương nguyên khối với hình thù tròn trịa như chiếc bàn biết xoay ở Đà Lạt.
đồ lũa, độc, gù hương, đại gia, Thái Bình...
Chiếc ghế lớn được trạm khắc hình đầu rồng.
đồ lũa, độc, gù hương, đại gia, Thái Bình...
Mỗi một chiếc ghế mang một hình thù cổ quái, kỳ dị...
đồ lũa, độc, gù hương, đại gia, Thái Bình...

đồ lũa, độc, gù hương, đại gia, Thái Bình...
Đây là niềm tự hòa của anh Bình khi may mắn tìm và mang được về nhà sau cả ngàn cây số xa xôi.
 K.Trung

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Không sản xuất được cả cục sạc, ốc vít…là nỗi đau của Việt Nam

Không sản xuất được cả cục sạc, ốc vít…là nỗi đau của Việt Nam
Ti

GS. Nguyễn Mại cho rằng doanh nghiệp Việt Nam không thể cung cấp được cái sạc pin, ốc vít cho các doanh nghiệp FDI…chứng tỏ công nghiệp hỗ trợ (CNHT) rất yếu kém và đó là nỗi đau của Việt Nam.


Ngày 11/9, Bộ Kế hoạch đầu tư đã tổ chức hội thảo “Phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam”. Tại buổi hội thảo, các đại biểu tham gia đã có những phân tích chi tiết về thực trạng và chiến lược phát triển của ngành CNHT. 
14 năm…vẫn mơ hồ
Theo số liệu điều tra của JETRO ( Nhật Bản) thì số linh kiện, nguyên phụ liệu nội địa cung ứng cho sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan chiếm 50-60%, của Việt Nam chỉ chiếm 27,8% giá trị sản lượng công nghiệp. Do vậy giá trị gia tăng của sản phẩm Việt Nam vẫn chỉ khiêm tốn ở con số từ 15 đến 30%.

Ông Shim Won Hwan, Tổng Giám đốc tổ hợp Samsung nhận định, thực tế CNHT ở Việt Nam còn tương đối lạc hậu. Hiện nay doanh nghiệp Việt chỉ cung ứng được sản phẩm in ấn, bao bì cho Samsung.

GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE)  cho biết, ngay từ đầu Thế kỉ 21, Chính Phủ đã có chủ trương phát triển CNHT nhưng sau 14 năm triển khai CNHT ở VN vẫn mơ hồ chưa định hình được sản phẩm. Nhiều loại sản phẩm như ô tô, điện thoại di động, da dày, dệt may…vẫn chủ yếu là gia công, lắm ráp….

“Các tập đoàn nước ngoài sẵn sàng mở rộng chuỗi cung ứng nếu các doanh nghiệp Việt đủ điều kiện. Thế nhưng vấn đề là từ cái cục sạc, ốc vít…doanh nghiệp Việt cũng không đáp ứng được yêu cầu của họ. Đây là nỗi đau của ngành CNHT Việt Nam”, ông Mại nói.

Theo ông Mại, nguyên nhân của tình trạng này là do Việt Nam hưa có chiến lược đầu tư ưu tiên phát triển một vài loại CNHT quốc gia để tạo ra sản lượng quy mô lớn. Chẳng hạn như Thái Lan khuyến khích FDI vào ngành công nghiệp ô tô, đã thu hút được 17 hãng sản xuất ô tô lớn của thế giới, 635 nhà cung ứng cấp 1 (chiếm 65%) là doanh nghiệp Thái Lan hoặc liên doanh với nước ngoài với cổ phần chi phối là của người Thái; khoảng 1700 nhà cung ứng cấp 2 là người Thái. Thế nhưng, Việt Nam chưa có CNHT mũi nhọn.

Cũng theo ông Mại, chính sách phát triển CNHT chưa tạo lập mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một số tập đoàn hàng đầu thế giới như TOYOTA, HONDA, INTEL, SAMSUNG, CANON… không đầu tư nhà máy sản xuất CNHT ở Việt Nam.

Thêm vào đó, mô hình liên kết theo chiều dọc- chuỗi giá trị sản phẩm từ người cung ứng đầu vào- người sản xuất sản phẩm cuối cùng- người phân phối sản phẩm và theo chiều ngang- giữa các nhà sản xuất cùng một loại sản phẩm với sự phân công và hợp tác để tạo ra năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế vẫn còn quá yếu kém.

Ông Mại cho rằng, Việt Nam là nước công nghiệp hóa đi sau nên cần và có thể tận dụng lợi thế về thông tin học hỏi kinh nghiệm phát triển CNHT ngay từ Thái Lan và Maylaysia, đây là hai quốc gia láng giềng có ngành CNHT phát triển.

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới như Nokia, Samsung…đang có xu hướng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đây là một cơ hội “ngàn năm có một”, phải rất lâu Việt Nam mới có được. “Vấn đề đặt ra ở đây là các doanh nghiệp Việt làm thế nào để tham gia vào chuỗi cung ứng linh kiện cho các tập đoàn lớn, sẽ rất khó nhưng không phải không làm được”, ông Trung nói.

Ông Hiếu cho rằng, sắp tới Bộ Kế hoạch Đầu tư sẽ có trình chính phủ để giúp đỡ mọi mặt cho doanh nghiệp Việt tiếp cận được chuỗi cung ứng cho các tập đoàn thế giới.

Tìm mọi cách…vào chuỗi cung ứng linh kiện cho Samsung 

Chỉ tính riêng ại Việt Nam, năm 2013, Samsung đã xuất khẩu điện thoại di động với kim ngạch 23.9 tỷ đô la Mỹ, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước Việt Nam đã lần đầu tiên trở thanh một cứ điểm sản xuất sản phẩm công nghệ cao của thế giới, khi cứ 400 triệu điện thoại di động của Samsung được bán ra trên toàn cầu thì có tới 120 triệu điện thoại được sản xuất tại Bắc Ninh.

“Phải tìm mọi cách để bước vào chuỗi cung ứng linh kiện cho Samsung...không thể nào chấp nhận được việc Việt Nam là cứ điểm lớn sản xuất hàng trăm triệu sản phẩm cho Samsung mà lại để họ đi nhập linh kiện từ nước khác”, ông Mại nói.

Tại cuộc hội thảo hơn 300 doanh nghiệp Việt đã bày tỏ việc muốn hợp tác tham gia chuỗi cung ứng linh kiện cho Samsung. Các doanh nghiệp cho biết sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, cải tiến công nghệ, phát triển quy mô...và mong Samsung Việt Nam mở rộng vòng tay đối với họ.

Phát biểu tại hội thảo ông Shim Won Hwan, Tổng Giám đốc tổ hợp Samsung cho biết, tổng số vốn đầu tư đăng ký của Samsung tại Việt Nam trong lĩnh vực điện tử và công nghiệp phụ trợ đã lên tới gần 8 tỷ USD và đang tiếp tục mở rộng đầu tư.

“Trong quá trình phát triển chúng tôi mong muốn giúp đỡ Việt Nam phát triển nhưng vẫn cần có điều kiện tiền đề trong đó nổi bật là CNHT. Nếu như doanh nghiệp Việt đáp ứng được chúng tôi sẵn sàng mở rộng vòng tay”, ông Shim cho hay.

Theo ông Shim Won Hwan, Samsung tha thiết được đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam nhưng bài toàn đặt ra là các doanh nghiệp cần phải tự chủ, bên cạnh những hỗ trợ của Chính phủ. Ông khẳng định trong thời gian tới, Samsung sẽ tiếp tục đào tạo nhân tài, quan tâm sâu sắc tới sự phát triển công nghiệp phụ trợ vì sự phát triển lâu dài của nền kinh tế Việt Nam.

“Samsung luôn tìm kiếm và đón nhận những cơ hội hợp tác với các nhà cung cấp trong nước đáp ứng đủ các tiêu chí về chất lượng, tiến độ và giá cả, tăng số lượng nhà cung cấp Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Samsung, mang lại nhiều lợi ích cho cả Samsung và đất nước Việt Nam”, ông Shim Won Hwan khẳng định.

Khánh Linh - Hướng Dương
Theo Infonet

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Độc phẩm gỗ sưa định giá bằng vàng

Những bức phù điêu, bức tượng bằng gỗ sưa được các nghệ nhân làng nghề Đồng Kỵ thổi hồn, khiến nhiều người phải trầm trồ về độ tinh xảo và giá trị của chúng.



Nhưng, cũng là sự trùng hợp ngẫu nhiên, vụ việc trên xảy ra tại chợ gỗ Phù Khê, gần với địa danh nổi tiếng Đồng Kỵ - làng nghề chạm khắc hàng ngàn năm tuổi.
Những nghệ nhân của làng nghề Đồng Kỵ đã “thổi hồn” cho những khúc gỗ vô tri, để chúng hiện hữu thành những bức phù điêu, bức tượng gỗ mang đầy hồn cốt.
gỗ-sưa, Minh-sâm, Đồng-Kỵ, Phù-Khê, Bắc-Ninh, nghệ-nhân, chạm-khắc
Những sản phẩm độc đáo được chế tác từ gỗ sưa
Trong những dịp về Đồng Kỵ, chúng tôi đã may mắn được tận mắt ngắm nhìn những tác phẩm được làm bằng gỗ sưa, do chính những người thợ tài hoa của làng nghề chế tạc.
Những tác phẩm này, theo một thợ chạm khắc, họ chỉ “tận dụng” những phần - mẫu gỗ rất nhỏ, qua bàn tay và kỹ xảo của họ, biến thành các tác phẩm.
“Một bức tượng nhỏ cao chừng 20cm tạc hình một vị La Hán, một thợ lành nghề chỉ mất chừng vài chục phút chạm khắc. Tuy nhiên, với những người không có tay nghề, nó cũng chỉ là những khúc gỗ vô tri”.
Cùng ngắm nhìn những tác phẩm gỗ sưa độc đáo:
gỗ-sưa, Minh-sâm, Đồng-Kỵ, Phù-Khê, Bắc-Ninh, nghệ-nhân, chạm-khắc
gỗ-sưa, Minh-sâm, Đồng-Kỵ, Phù-Khê, Bắc-Ninh, nghệ-nhân, chạm-khắc
gỗ-sưa, Minh-sâm, Đồng-Kỵ, Phù-Khê, Bắc-Ninh, nghệ-nhân, chạm-khắc
gỗ-sưa, Minh-sâm, Đồng-Kỵ, Phù-Khê, Bắc-Ninh, nghệ-nhân, chạm-khắc
gỗ-sưa, Minh-sâm, Đồng-Kỵ, Phù-Khê, Bắc-Ninh, nghệ-nhân, chạm-khắc
gỗ-sưa, Minh-sâm, Đồng-Kỵ, Phù-Khê, Bắc-Ninh, nghệ-nhân, chạm-khắc
gỗ-sưa, Minh-sâm, Đồng-Kỵ, Phù-Khê, Bắc-Ninh, nghệ-nhân, chạm-khắc
gỗ-sưa, Minh-sâm, Đồng-Kỵ, Phù-Khê, Bắc-Ninh, nghệ-nhân, chạm-khắc
gỗ-sưa, Minh-sâm, Đồng-Kỵ, Phù-Khê, Bắc-Ninh, nghệ-nhân, chạm-khắc
gỗ-sưa, Minh-sâm, Đồng-Kỵ, Phù-Khê, Bắc-Ninh, nghệ-nhân, chạm-khắc
gỗ-sưa, Minh-sâm, Đồng-Kỵ, Phù-Khê, Bắc-Ninh, nghệ-nhân, chạm-khắc
gỗ-sưa, Minh-sâm, Đồng-Kỵ, Phù-Khê, Bắc-Ninh, nghệ-nhân, chạm-khắc
Thái Bình